

Hiểu đúng về EASY - 5 bước bắt đầu đúng cách
Nhiều Ba Mẹ kỳ vọng rằng chỉ cần áp dụng phương pháp EASY là sẽ có thể “nuôi Con nhàn tênh”, Bé ngủ ngoan, bú đều, sinh hoạt nề nếp. Nhưng thực tế, không ít Gia đình gặp thất bại chỉ sau vài ngày vì bắt đầu sai cách.
Theo bác sĩ Harvey Karp - tác giả của “The Happiest Baby on the Block”: “Trẻ sơ sinh không thể tự thích nghi với thế giới bên ngoài nếu không có sự hỗ trợ nhịp nhàng từ người chăm sóc.” EASY không phải là lịch trình để ép Bé tuân theo, mà là một trình tự sinh hoạt linh hoạt, mô phỏng lại nhịp sống trong bụng Mẹ, giúp Bé cảm thấy an toàn và phát triển tối ưu.
I. Giới thiệu về EASY
1. EASY là gì? Nguồn gốc và nguyên tắc cốt lõi
EASY là một khung trình tự sinh hoạt khoa học gồm 4 chuỗi hoạt động lặp lại trong ngày. Phương pháp này được giới thiệu bởi chuyên gia Tracy Hogg trong cuốn “Secrets of the Baby Whisperer”. EASY không phải là một lịch cứng nhắc, mà là trình tự được điều chỉnh linh hoạt dựa trên nhịp sinh học và khả năng phát triển của từng Bé.
Trình tự hoạt động:
- Eat (Ăn): Bé ăn khi đói, tập trung vào việc bú hiệu quả
- Activity (Chơi): Bé thức và hoạt động nhẹ nhàng: vận động, tắm nắng, nói chuyện
- Sleep (Ngủ): Bé ngủ sau khi chơi, không phụ thuộc ti mẹ, ru bế để vào giấc
- Your time (Thời gian của Ba Mẹ): Ba Mẹ có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân
2. Lợi ích khi áp dụng EASY đúng cách
Trong những năm gần đây, EASY trở thành một lựa chọn phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt tại các gia đình hiện đại theo đuổi lối sống khoa học và cân bằng.
Lợi ích cho Bé |
Lợi ích cho Ba Mẹ/ Người chăm sóc |
Hình thành nhịp sinh học ổn định từ sớm |
Biết được lúc nào Bé đói, mệt, cần chơi, cần ngủ, không còn cảm giác bị động, lúng túng khi chăm Con |
Ngủ sâu, đúng giấc, giảm tình trạng gắt ngủ, khó vào giấc hoặc quấy đêm |
Giảm áp lực tinh thần khi chăm Bé, duy trì năng lượng và cảm xúc tích cực trong quá trình nuôi dạy Con |
Tăng khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, nền tảng cho sự phát triển trí tuệ và tính cách bền vững |
Chủ động sắp xếp thời gian cá nhân: làm việc, nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân hoặc sinh hoạt gia đình |
II. 5 BƯỚC BẮT ĐẦU ĐÚNG CÁCH VỚI EASY
1. Bước 1: Nắm chắc kiến thức & chuẩn bị trợ thủ đắc lực trước khi bắt đầu
Áp dụng một phương pháp mà chưa thực sự hiểu rõ bản chất, cơ chế hoạt động và các biến số đi kèm, chính là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều Gia đình "fail" ngay từ tuần đầu khi rèn nếp EASY.
Với Kidizen, EASY không phải một “mẹo nuôi Con” lan truyền trên mạng, mà là một hệ sinh thái kiến thức và công cụ, đòi hỏi sự hiểu đúng, hiểu sâu và chuẩn bị bài bản.
1.1. EASY là gì và không phải là gì?
EASY là trình tự sinh hoạt khoa học gồm 4 chuỗi hoạt động lặp lại: Eat, Activity, Sleep, Your time, giúp Bé xây dựng nhịp sống ổn định, tăng khả năng tự lập và giảm lệ thuộc vào người chăm sóc khi ngủ, ăn.
Tuy nhiên:
- EASY không phải là khung giờ cứng nhắc như 7h bú, 8h chơi, 9h ngủ…
- EASY không phải lịch mẫu in sẵn có thể copy paste cho mọi Bé.
- EASY không phải công cụ để kiểm soát, mà là công cụ giúp hiểu và điều chỉnh theo nhịp sống tự nhiên của Bé.
Điều đầu tiên Ba Mẹ cần làm là thoát khỏi tư duy “làm đúng theo lịch mẫu” và chuyển sang tư duy: "Tôi cần hiểu kỹ để rèn phù hợp với Con không phải để ép Con."
1.2. Những kiến thức nền tảng bắt buộc cần có trước khi rèn EASY
Kidizen khuyến nghị Ba Mẹ nắm vững 5 nhóm kiến thức cốt lõi sau trước khi bắt đầu EASY:
a. Nhịp sinh học (Circadian Rhythm)
- Trẻ từ 0-3 tháng chưa có nhịp sinh học rõ ràng, nên cần hỗ trợ bằng ánh sáng, giấc ngủ ngắn, môi trường ổn định.
- Sau 3 tháng, Bé bắt đầu hình thành chu kỳ ngày/đêm, chu kỳ ngủ, thức, ăn rõ ràng, đây là thời điểm vàng để bắt đầu EASY.
b. Cửa sổ ngủ vàng (Wake Window)
Mỗi độ tuổi có khoảng thời gian thức lý tưởng (ví dụ: 2 tháng ~ 60-75 phút, 4 tháng ~ 90-120 phút). Quá thời gian này, Bé dễ rơi vào trạng thái Overtired (khó vào giấc, catnap, quấy khóc.)
c. Vòng tuần hoàn phát triển thần kinh (Wonder Weeks)
Trong các tuần khủng hoảng (Leap), Bé có thể ngủ kém, bú chậm, quấy khóc, đây là tín hiệu phát triển bình thường của não bộ, cần theo dõi và điều chỉnh EASY linh hoạt.
Ba Mẹ có thể tìm hiểu về Wonder Weeks cùng Kidizen tại: https://www.facebook.com/share/p/19RR1rc37w/
d. Cơ chế ngủ của Trẻ sơ sinh
Bé sẽ ngủ theo chu kỳ REM / Non-REM, mỗi chu kỳ khoảng 40-50 phút. Việc thức giữa giấc là bình thường, chỉ cần Bé có khả năng tự ngủ lại, giấc sẽ nối dài tự nhiên.
e. Nguyên tắc “Pause” và “Tự lập”
Không phải cứ Con khóc là ôm, là cho bú. EASY dạy Ba Mẹ chờ vài phút - Nút chờ (pause) để quan sát Con cần gì và trao cho Con cơ hội tự điều chỉnh thay vì can thiệp ngay.
1.3. Các công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong EASY
Ngoài kiến thức, việc chuẩn bị công cụ đúng và đủ sẽ giúp hành trình EASY trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn:
Công cụ |
Vai trò chính |
Nhộng chũn / quấn khăn |
Giúp hạn chế phản xạ giật mình (Moro), tạo cảm giác an toàn như trong bụng Mẹ |
White noise (tiếng ồn trắng) |
Tái tạo âm thanh tử cung, hỗ trợ Bé vào giấc nhanh và ngủ sâu hơn |
Ti giả |
Hỗ trợ Bé học tự trấn an, giảm nhu cầu bú giả trước khi ngủ |
Cũi riêng / nôi riêng |
Tạo không gian ngủ độc lập, điều kiện nền tảng để dạy Bé tự ngủ |
Đèn ngủ vàng / máy tạo ẩm |
Ổn định môi trường ngủ: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng dịu nhẹ |
Máy hút sữa / bình sữa |
Giúp tách việc ăn và việc ngủ, nền tảng để Bé không lệ thuộc ti Mẹ khi ngủ |
1.4. Đâu là sai lầm phổ biến khi chưa chuẩn bị kỹ?
- Áp dụng lịch mẫu từ các group chia sẻ: Bé bị ép vào lịch không phù hợp
- Rèn ngủ trước khi thiết lập nhịp ăn: Bé đói giữa giấc, tỉnh dậy quấy khóc
- Không phân biệt nhu cầu thật (bú, ngủ, chơi): Mẹ cho ti mọi lúc, rối loạn sinh hoạt
- Quên mất thời gian của “Mẹ”: Mẹ dễ quá tải vì căng thẳng
Ba Mẹ cần checklist đầy đủ kiến thức & công cụ trước khi bắt đầu? Kidizen đã chuẩn bị trọn bộ Tài liệu “Khởi động EASY” LIÊN HỆ NGAY QUA ZALO (0325838988) để nhận MIỄN PHÍ từ đội ngũ chuyên gia!
2. Bước 2: Quan sát tín hiệu từ Con trước khi can thiệp
Trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp nào, điều quan trọng nhất không phải là công cụ, mà là sự quan sát và hiểu đúng. EASY cũng vậy.
Rất nhiều Ba Mẹ nóng lòng “cho Con vào nếp” nên bắt đầu ngay bằng một lịch trình mẫu. Nhưng EASY không phải là lịch mẫu áp dụng chung cho mọi Bé. Mỗi Bé có một nhịp sinh học riêng, được quy định bởi thể trạng, tính khí, môi trường sống và sự phát triển thần kinh.
2.1. Vì sao phải quan sát trước khi can thiệp?
Quan sát giúp Ba Mẹ:
- Hiểu đúng nhu cầu thật sự của Con: Con khóc vì đói, buồn ngủ hay cần thay đổi tư thế?
- Biết nhịp sinh học tự nhiên của Bé: Bé thường đói khi nào, chơi bao lâu thì mệt, hay ngủ vào thời điểm nào?
- Tránh can thiệp sai thời điểm: Nếu đặt Bé vào giấc khi chưa đủ buồn ngủ, Bé sẽ gào khóc. Nếu cho ăn quá sớm khi chưa đói, Bé bú lơ là, sinh ra thói quen bú vặt.
Điều quan trọng không phải là can thiệp sớm, mà là can thiệp đúng lúc hoặc chọn “nút chờ” để Con có cơ hội tự điều chỉnh nhịp sinh học của mình.
2.2. Hướng dẫn quan sát: 2 đến 3 ngày đầu để thấu hiểu Con
Kidizen khuyến nghị Ba Mẹ ghi lại sinh hoạt tự nhiên của Con trong ít nhất 3 ngày liên tục bằng nhật ký theo dõi (có thể viết tay hoặc dùng bảng theo dõi do Kidizen cung cấp).
Nội dung quan sát gồm 3 chuỗi chính:
Hoạt động |
Ba Mẹ cần ghi lại gì? |
Eat: Ăn |
- Con đói vào khung giờ nào? - Dấu hiệu Con đòi ăn là gì? - Mỗi cữ bú được bao nhiêu ml? Bao lâu bú một lần? |
Activity: Chơi |
- Sau ăn bao lâu thì Con tỉnh táo chơi? - Con thích hoạt động gì? - Có tương tác mắt/âm thanh không? |
Sleep: Ngủ |
- Con buồn ngủ lúc nào? Dấu hiệu là gì? - Mỗi giấc dài bao lâu? - Có bị catnap (ngủ ngắn ~30-45 phút)? - Con vào giấc dễ hay khó? Có cần ru, bế, ti giả? |
Ngoài ra, Ba Mẹ cũng nên ghi lại:
- Thời điểm Bé khó chịu, quấy khóc, nguyên nhân có thể do quá mệt, quá đói hay bị quá kích thích.
- Biểu hiện sau khi thức dậy, tỉnh táo hay vẫn mệt mỏi?
- Biểu hiện sau khi ăn, bú xong chơi được hay lờ đờ?
Những dữ liệu này sẽ giúp “vẽ bản đồ sinh hoạt” của Con rõ ràng, từ đó điều chỉnh từng phần của EASY theo đúng nhịp sống thực tế.
2.3. Các dấu hiệu quan trọng cần lưu tâm khi quan sát
- Dấu hiệu đói: đưa tay lên miệng, mút tay, quay đầu tìm ti, cáu kỉnh nhẹ (trước khi khóc
- Dấu hiệu buồn ngủ: ngáp, dụi mắt, gắt nhẹ, mất tập trung khi chơi
- Catnap: giấc ngủ ban ngày dưới 40 phút, Con tỉnh giữa giấc nhưng không tiếp tục ngủ được
- Bé bị Overtired (quá mệt): biểu hiện gào khóc kéo dài, đỏ mặt, co chân tay, thường do bị bỏ lỡ “cửa sổ ngủ vàng”
Nếu Ba Mẹ nhận ra rằng Con thường xuyên catnap hoặc khó ngủ vào một khung giờ cố định, rất có thể nhịp sinh học của Bé đang bị “lệch”, và cần can thiệp bằng cách điều chỉnh lịch EASY.
Ba Mẹ cần mẫu file theo dõi EASY 3 ngày đầu? Kidizen đã chuẩn bị sẵn bảng ghi chép chi tiết, LIÊN HỆ NGAY QUA ZALO (0325838988) ngay để nhận MIỄN PHÍ.
3. Bước 3: Rèn từng phần, ưu tiên giấc ngủ trước
Một sai lầm phổ biến khi Ba Mẹ mới tiếp cận EASY là cố gắng thay đổi toàn bộ lịch sinh hoạt của Bé trong 1 đến 2 ngày: ăn đúng giờ, chơi đủ phút, ngủ đúng khung và Ba Mẹ cũng phải giữ “your time” như sách hướng dẫn.
Nhưng trên thực tế, điều đó không khả thi với hầu hết Gia đình và càng không phù hợp với một hệ thần kinh còn non nớt như của Trẻ sơ sinh.
Phương pháp khoa học và cũng là cách tiếp cận của Kidizen chính là chia nhỏ từng mục tiêu trong EASY, tập trung vào rèn từng phần để vừa hiệu quả, vừa không tạo áp lực tâm lý cho cả Bé lẫn Ba Mẹ.
3.1. Vì sao GIẤC NGỦ nên được ưu tiên trước?
Giấc ngủ là nền tảng sinh lý cơ bản nhất trong sự phát triển toàn diện của Trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn 0 đến 3 tuổi.
Theo Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP, 2021), Trẻ từ 0-3 tháng tuổi cần ngủ 14 đến 17 tiếng mỗi ngày, bao gồm cả ban ngày và ban đêm. Ngủ đúng, đủ và sâu là yếu tố kích hoạt hormone tăng trưởng, củng cố trí nhớ, hình thành kết nối thần kinh và điều hòa cảm xúc.
Nếu không ngủ đủ:
- Bé sẽ mệt mỏi, khó vào cữ bú: ảnh hưởng chất lượng ăn
- Thời gian thức bị kéo dài: Bé dễ gắt ngủ, khóc lặng, dẫn tới stress mãn tính
- Giấc ngày chập chờn: làm rối loạn nhịp sinh học
- Đêm ngủ không sâu: thức giấc nhiều, ảnh hưởng phát triển não bộ
3.2. Từng bước “rèn ngủ” hiệu quả, nhẹ nhàng, không ép buộc
a. Quan sát thời gian thức phù hợp độ tuổi
Mỗi giai đoạn phát triển, Bé có giới hạn thức tối đa. Nếu vượt quá ngưỡng, Bé sẽ mệt, kích thích, khó ngủ.
Độ tuổi của Bé |
Thời gian thức tối đa (trung bình) |
Sơ sinh (0 – 6 tuần) |
45 – 60 phút |
6 – 12 tuần |
60 – 75 phút |
3 – 4 tháng |
75 – 90 phút |
4 – 6 tháng |
1.5 – 2 giờ |
Gợi ý: Khi Bé có dấu hiệu như ngáp, tránh mắt, vặn vẹo, Ba Mẹ hãy chuẩn bị đưa vào trình tự đi ngủ, không chờ đến khi Bé khóc.
b. Tạo trình tự đi ngủ nhất quán trước mỗi giấc
Bé thường rất nhạy cảm với các tín hiệu quen thuộc. Một trình tự lặp lại mỗi lần đi ngủ sẽ giúp Bé nhận diện “đã đến giờ ngủ”, giúp cơ thể tiết melatonin để vào giấc dễ hơn.
Gợi ý trình tự ngủ: Ba Mẹ có thể tham khảo phương pháp 5S của Bác sĩ Harvey Karp để thiết lập trình tự ngủ cho Bé yêu tại nhà <https://www.happiestbaby.com/blogs/baby/the-5-s-s-for-soothing-babies>
c. Môi trường ngủ lý tưởng, an toàn và dễ vào giấc
- Nhiệt độ phòng: 24 đến 26°C
- Ánh sáng: tối (kể cả ban ngày, nên dùng rèm cản sáng)
- Âm thanh: White Noise
- Độ an toàn: Bé ngủ trên bề mặt phẳng, không gối/mền thú bông; nằm ngửa (theo khuyến nghị của AAP)
d. Không cần cai bế, cai ti ngay lập tức
Nhiều Ba Mẹ nghĩ EASY là “đặt xuống là Con phải tự ngủ”, nhưng thực tế: Giai đoạn đầu, việc Bé cần hỗ trợ bằng bế, hát ru hoặc ti ngủ là bình thường. Việc “tách” dần các trợ giúp (ví dụ: giảm bế, chuyển sang ru nhẹ bằng âm thanh) nên được thực hiện tuần tự, dựa trên dấu hiệu sẵn sàng của Bé, chứ không nên ép buộc.
4. Bước 4: Linh hoạt theo từng giai đoạn phát triển
EASY là hành trình phải được điều chỉnh liên tục, tương ứng với sự trưởng thành về thể chất, cảm xúc, nhận thức của từng giai đoạn.
4.1. Các mốc chuyển lịch EASY phổ biến theo độ tuổi
Giai đoạn tuổi |
Khung EASY phổ biến |
Thời gian thức trung bình |
Số giấc ngủ/ngày |
Tổng thời gian ngủ |
0 - 6 tuần |
EASY 2.5 - 3 |
45 - 60 phút |
4 - 6 |
16 - 18 giờ |
6 - 12 tuần |
EASY 3 |
60 - 75 phút |
4 - 5 |
15 - 17 giờ |
3 - 4 tháng |
EASY 3.5 - 4 |
75 - 90 phút |
3 - 4 |
14 - 16 giờ |
5 - 6 tháng |
EASY 4 EASY 2-3-4 |
2 - 2.5 giờ |
2 - 3 |
13 - 15 giờ |
7 - 12 tháng |
EASY 2-3-4 |
2.5 - 3.5 giờ |
2 |
13 - 14 giờ |
> 15 tháng |
EASY 5-6 |
5 - 6 giờ trước và sau nap |
1 |
12 - 13 giờ |
4.2. Dấu hiệu cần cập nhật lịch EASY
Ba Mẹ nên bắt đầu điều chỉnh khi quan sát thấy các dấu hiệu sau:
- Bé catnap kéo dài, khó ngủ lại trong ngày
- Bú không hiệu quả, phân tán, bú vặt
- Gắt ngủ, khó vào giấc hoặc ngủ không sâu
- Thức quá sớm vào sáng sớm (5-6h) hoặc ngủ ngày quá dài, khó ngủ đêm
- Bé ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt, dễ cáu
4.3. Nguyên tắc điều chỉnh lịch: Nhẹ nhàng, từng bước, theo dõi sát
Tăng thời gian thức từng chút một
- Không tăng đột ngột 30–60 phút. Mỗi lần chỉ nên tăng 10–15 phút mỗi vài ngày.
- Quan sát khả năng chơi, dấu hiệu buồn ngủ, và chất lượng giấc tiếp theo.
Ưu tiên chuyển giấc sáng trước
Ví dụ: Nếu muốn Bé chuyển từ EASY 3 sang EASY 3.5, hãy tăng nap đầu tiên và giữ nap sau. Ghi chép ít nhất 2 đến 3 ngày liên tục. Ghi nhật ký giờ ăn, chơi, ngủ tâm trạng Bé để Ba Mẹ dễ phát hiện quy luật riêng và can thiệp đúng.
4.4. Một vài ví dụ thực tế
- Từ EASY 3 sang 3.5: Khi Bé 10 tuần, chơi khỏe hơn, nhưng nap ngắn và đêm thức dậy nhiều. Giải pháp: tăng thời gian thức sáng lên 75 - 90 phút để Bé ngủ ngày sâu hơn, bú đêm ít đi.
- Từ 3 nap xuống 2 nap: Bé khoảng 6 - 7 tháng, nap 3 gần giờ ngủ đêm hoặc phải ru rất lâu thì Ba Mẹ cần cắt bớt nap 3, tăng giờ thức nap 1 - 2 giúp Bé đi ngủ sớm hơn, ngủ đêm sâu hơn.
- Từ 2 nap xuống 1 nap: Bé khoảng 14 - 18 tháng, tự cắt nap 2, hoặc nap 1 kéo dài 2 - 3 tiếng để chuyển sang EASY 1 nap kèm bedtime sớm.
5. Bước 5: Phương pháp của Kidizen: Rèn nếp "nương theo Con"
Tại Kidizen, chúng tôi tin rằng mỗi Bé là một cá thể riêng biệt, mang trong mình nhịp sinh học, tính khí và môi trường phát triển khác nhau.
EASY không nên và cũng không thể áp dụng cứng nhắc như một “lịch mẫu”. Việc Rèn nếp phải bắt đầu từ sự thấu hiểu và tôn trọng những đặc điểm riêng của từng Bé, từ đó giúp Bé hình thành nề nếp một cách tự nhiên, an toàn, không ép buộc.
5.1. 3 nguyên tắc rèn nếp “nương theo Con” tại Kidizen
Tôn trọng nhịp sinh học và tính khí cá nhân của Bé
- Có Bé "dễ ngủ", có Bé "siêu nhạy cảm" với âm thanh, ánh sáng, thay đổi môi trường
- Có Bé cần 3 nap/ngày đến 8 tháng, có Bé tự chuyển về 2 nap khi mới 6 tháng.
Vậy nên chúng ta không thể áp đặt một khung thời gian giống nhau cho tất cả.
Ưu tiên kết nối cảm xúc, không can thiệp bằng quyền lực
- Một em bé được hiểu và kết nối sẽ dễ chấp nhận thay đổi hơn là bị "rèn ép".
- Rèn nếp phải xuất phát từ sự đồng hành kiên trì: nhìn, lắng nghe, đồng thuận, điều chỉnh.
Cá nhân hóa theo môi trường sống và lịch sinh hoạt của Gia đình
- Gia đình ngủ muộn, Gia đình có người giúp việc, Gia đình ba mẹ đi làm sớm…
- EASY cần “sống được” trong hoàn cảnh thật, chứ không phải chỉ đúng trên sách vở.
5.2. Một số cách tiếp cận “nương theo Con” Kidizen áp dụng:
- Khi Bé chưa sẵn sàng vào giấc đúng lịch: thay vì ép ngủ thì Nanny Kidizen chọn cách giảm kích thích, tạo không gian tĩnh, sau đó hỗ trợ Bé bằng 5S hoặc white noise.
- Khi Bé chỉ ngủ 30 - 45 phút (catnap): thay vì cưỡng ép kéo dài, Nanny Kidizen sẽ quan sát lại thời gian thức, môi trường ngủ, mức độ tỉnh táo sau giấc để điều chỉnh dần.
- Khi chuyển mốc lịch: luôn có “giai đoạn giao thoa” thay vì chuyển đột ngột (ví dụ: từ 3 nap thành 2 nap, sẽ có 1-2 tuần Bé ngủ 2 nap nhưng thỉnh thoảng vẫn cần nap 3).
5.3. Kidizen: Hành trình không áp lực
Tại Kidizen, đội ngũ Bảo mẫu được đào tạo bài bản về rèn nếp sinh hoạt cá nhân hóa. Mỗi lịch EASY đều được xây dựng dựa trên:
- Hồ sơ phát triển của Bé
- Tín hiệu thực tế được ghi nhận qua nhật ký ăn, ngủ, chơi
- Mong muốn, thói quen sinh hoạt của Gia đình
Chúng tôi không đưa ra các “phác đồ mẫu” rập khuôn, mà đồng hành như một Người bạn chuyên môn của Gia đình, liên tục theo dõi, điều chỉnh và cập nhật để đảm bảo sự phát triển dễ chịu nhất cho Bé yêu.
“Rèn nếp” không có nghĩa là Bé phải thay đổi để phù hợp với lịch mà là lịch sinh hoạt cần được điều chỉnh để phù hợp và nâng đỡ nhịp lớn khôn của Bé.
EASY: Hành trình thấu hiểu chứ không phải hành trình ép buộc
Rèn nếp EASY không phải để tạo ra một em Bé "ngủ xuyên đêm thật nhanh" hay "bú đúng giờ thật sớm", mà là để Ba Mẹ và Bé có thể tìm thấy sự kết nối, nhịp nhàng và dễ chịu trong những năm tháng đầu đời.
Với Kidizen, mỗi bước rèn EASY là một hành trình chuyên môn nhưng cũng đầy yêu thương. Bởi Chúng tôi không chỉ chăm Bé, mà còn chăm cả hành trình làm Cha Mẹ bằng tri thức, bằng kinh nghiệm, và bằng sự thấu cảm sâu sắc.
Ba Mẹ muốn bắt đầu hành trình EASY đúng cách cùng Kidizen?
Hãy để đội ngũ Kidizen giúp bạn thiết kế một lịch sinh hoạt cá nhân hóa, phù hợp với:
- Tính khí và nhịp sinh học của Bé
- Môi trường sống thực tế của Gia đình
- Mục tiêu nuôi dưỡng an toàn, khoa học, gắn kết
Nhắn tin ngay để nhận:
- Bảng quan sát EASY mẫu (theo ngày – theo tuần)
- Buổi tư vấn 1:1 miễn phí từ chuyên gia đào tạo Kidizen
- Lịch EASY đầu tiên thiết kế riêng cho Bé yêu
- Hiểu đúng về EASY - 5 bước bắt đầu đúng cách
- Nanny - Bảo Mẫu Cao Cấp Là Gì? Vì Sao Ba Mẹ Hiện Đại Lại Lựa Chọn
- 4 bước xử lý sốt cho trẻ tại nhà theo hướng dẫn chuyên gia
- Bảo mẫu Kidizen – Được huấn luyện y tế bởi chuyên gia Nhi khoa hàng đầu Việt Nam
- 3 LÝ DO KHIẾN GIAI ĐOẠN 0–3 TUỔI TRỞ THÀNH “CỬA SỔ VÀNG” CHA MẸ THÔNG THÁI KHÔNG BAO GIỜ BỎ LỠ
- GÓC CHUYÊN MÔN | GIÁO DỤC SỚM LÀ GÌ? Và bảo mẫu Kidizen áp dụng giáo dục sớm tại nhà cho bé như thế nào?
- Sự Góp Mặt Của Ths. Lưu Minh Hường – CHUYÊN GIA GIÁO DỤC SỚM Trong Chương Trình INTERNATIONAL NANNY TRAINING DAY 2025 (INNTD)
- Viện Nghiên cứu Giáo dục Phát triển Tiềm năng Con người (IPD) – Đơn Vị Bảo Trợ Chuyên Môn Và Đồng Hành Cùng International Nanny Training Day 2025 (INNTD)
- IP Kidizen Chính Thức Đạt Chứng Nhận Quyền Tác Giả Cho "Chương Trình Đào Tạo Nanny Cao Cấp Kidizen"!
- HÀNH TRÌNH ĂN DẶM CHO BÉ 7 THÁNG TUỔI 🥄 ✨
- 1000 NGÀY ĐẦU ĐỜI - 1000 NGÀY ĐẶC BIỆT CỦA CON
- Master Chef Hoàng Minh Nhật - Lựa chọn Kidizen là giải pháp cho sự cân bằng giữa sự nghiệp và chăm sóc bé yêu.
- PROMOTION THÁNG 10: TRAO THẤU HIỂU, TẶNG YÊU THƯƠNG
- Đào tạo sơ cấp cứu cho Nanny tại IP Kidizen – Sự chuẩn bị cần thiết cho những tình huống khẩn cấp
- Workshop Trung Thu: Kidizen x Fraser Suites Hanoi
- 𝐊𝐈𝐃𝐈𝐙𝐄𝐍 𝐆𝐋𝐎𝐁𝐀𝐋 𝐓𝐄𝐀𝐌 𝐎𝐅 𝐄𝐗𝐏𝐄𝐑𝐓𝐒
- Hợp Tác Giữa IP Kidizen và Sakura Montessori School: Cùng Mẹ Vun Đắp Tương Lai Cho Bé! 🌸
- Hệ sinh thái toàn diện dành cho các Em bé và những Người mẹ CÓ GUU
- Tự hào được Đài PTTH Hà Nội lựa chọn quay chương trình Nhịp sống Hà Nội
- NGHỀ BẢO MẪU LÀ SỰ TẬN TÂM TỪ TRÁI TIM - CỨ CHO ĐI RỒI BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC THÀNH QUẢ XỨNG ĐÁNG
- Workshop Fun-Tastic Days Decorating “Nón Lá” Việt Nam
- ĐÀI TRUYỀN HÌNH "NHẮM TỚI" IP KIDIZEN TRONG PHÓNG SỰ SẮP TỚI !!!
- IP Kidizen & Fraser Suites Ha Noi: Workshop Fun-Tastic Days
- HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC IP KIDIZEN VÀ HONEY BEAR HƯỚNG ĐẾN CHĂM SÓC TOÀN DIỆN CHO MẸ VÀ BÉ
- CHUYẾN ĐI THIỆN NGUYỆN “CHIA SẺ NỤ CƯỜI” HƠN CẢ MỘT CHUYẾN ĐI - HÀNH TRÌNH KẾT NỐI NHỮNG TRÁI TIM
- KIDIZEN: Nâng cao hất Lượng Dịch Vụ Với Sự Đồng Hành Của Chuyên Gia Y Tế Và Dinh Dưỡng
- LINH INNIE VÀ ƯỚC MƠ “GIẢI PHÓNG” CÁC “CHỊ MẸ 4.0”
- CÂU CHUYỆN 3: ĂN DẶM 3 TRONG 1 - BÍ KÍP BẤT BẠI CỦA NANNIES KIDIZEN
- IP Kidizen - Thành viên của Viện nghiên cứu Giáo dục Phát triển tiềm năng con người (IPD)
- IP KIDIZEN - Hành Trình Chăm Sóc Bé Sơ Sinh Từ A Đến Z: NGỦ NGON, NGOAN XINH YÊU ƠI ! 😴🌙
- IP KIDIZEN - Hành Trình Chăm Sóc Bé Sơ Sinh Từ A Đến Z: Mùa Hè Có Nên Tắm Nhiều Cho Bé Sơ Sinh Không? Và Tắm Như Nào Cho Đúng Cách?
- IP KIDIZEN - Bảo Vệ Môi Trường Bắt Đầu Từ Gia Đình! 🌿🌍
- TIPS LÀM MẸ: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 0-3 THÁNG
- LÀM MẸ GEN Z KHÔNG KHÓ - KHÓ ĐÃ CÓ KIDIZEN
- IP KIDIZEN: SỰ LỰA CHỌN THÔNG MINH CHO CÁC BẬC CHA MẸ HIỆN ĐẠI
- Workshop: Hướng dẫn cha mẹ GIÁO DỤC SỚM TẠI NHÀ cho bé THÔNG QUA TRÒ CHƠI tại Kidizen
- IP Kidizen chính thức trở thành thành viên của Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người
- Lễ ký kết hợp tác chiến lược mở rộng hoạt động tại cơ sở 2
- Lớp học huấn luyện kỹ năng bảo vệ em bé cho các bảo mẫu Kidizen
- Khóa học sơ cứu cơ bản cho các bảo mẫu Kidizen
- Khám phá lớp đào tạo chuyên nghiệp dành cho bảo mẫu tại Kidizen
- Mẹ bỉm sữa tiết lộ bí mật phải nhờ đến Bảo Mẫu
- Các thế hệ bảo mẫu trong hoàng gia Anh
- Khám phá không gian sáng tạo Momizen Club
- Chuyên đề đào tạo tắm bé và massage tại Kidizen
- BÉ CÓ THỂ HỌC NGAY TỪ TRONG BỤNG MẸ?
- Ngôi trường mơ ước của những đứa trẻ vùng cao
- Bảo mẫu kể "góc khuất" chăm con nhà giàu Việt lương 100 triệu đồng
- Trường mầm non ở TP HCM được giữ trẻ dịp hè
Tin liên quan

Nanny - Bảo Mẫu Cao Cấp Là Gì? Vì Sao Ba Mẹ Hiện Đại Lại Lựa Chọn
Theo các nghiên cứu từ UNICEF và các tổ chức giáo dục quốc tế, Giai...

4 bước xử lý sốt cho trẻ tại nhà theo hướng dẫn chuyên gia
🌡️ Xử lý sốt cho trẻ tại nhà: Ba mẹ cần trang bị gì? Sốt là...

Bảo mẫu Kidizen – Được huấn luyện y tế bởi chuyên gia Nhi khoa hàng đầu Việt Nam
Kidizen – Dịch vụ bảo mẫu tại nhà cao cấp số 1 Việt Nam –...

3 LÝ DO KHIẾN GIAI ĐOẠN 0–3 TUỔI TRỞ THÀNH “CỬA SỔ VÀNG” CHA MẸ THÔNG THÁI KHÔNG BAO GIỜ BỎ LỠ
Từ những tháng đầu thai kỳ đến năm trẻ tròn 3 tuổi – đây không...